Trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là khi làm việc thì chúng ta nghe rất nhiều về từ sáng tạo, tuy nhiên chắc hẳn không phải ai cũng biết được rõ nghĩa từ sáng tạo là gì và có thang đo thể hiện sự sáng tạo hay không. Nhiều người cho rằng sáng tạo song hành cùng với sự thông minh nhưng không hẳn là như vậy. Để có được sự sáng tạo cần rèn luyện thêm từ nhiều yếu tố khác nữa.
Định nghĩa sáng tạo là gì một cách đầy đủ nhất
Thực tế thì cũng nhiều cách hiểu khái niệm sáng tạo là gì. Đơn giản nhất thì ta có thể hiểu rằng sáng tạo chính là việc chúng ta đổi mới cách thức thực hiện, tư duy tiếp cận công việc, một sự vật hiện tượng nào đó trong cuộc sống hàng ngày, để đem đến hiệu quả cao hơn.
Sáng tạo cũng có thể hiểu chính cách thực hiện mới mang đến nhiều tiện ích hơn cho chúng ta. Sáng tạo cũng không phải chỉ đến những việc quá cao siêu to lớn mà có thể từ những cải tiến nhỏ trong cuộc sống hằng ngày, thay đổi từng chút một, bỏ đi những thứ cũ kỹ để hướng tới sự hoàn thiện, tốt đẹp hơn.
Người mang trong mình tư duy sáng tạo chính là người luôn suy nghĩ để tìm cách cải tiến, đổi mới hơn trong công việc, học tập, cuộc sống, để làm sao đem đến cách tiếp cận mới cho hiệu quả tối ưu. Tư duy sáng tạo không phải sinh ra đã có sẵn thiên phú mà phải được trau dồi qua sự rèn luyện thường xuyên, biết cách phản biện, nhạy bén khi xử lý các công việc, vấn đề, hạn chế những khuyết điểm và tăng dẫn ưu điểm trong quá trình thực hiện.
Các bước để xây dựng nên tư duy sáng tạo là gì
Như đã đề cập ở trên, tư duy sáng tạo mạnh hay yếu không phải thiên bẩm và cũng không phải do trí thông minh của chúng ta quyết định hết. Chúng ta có thể học tập, rèn luyện thêm trong cuộc sống để cải thiện kỹ năng này ngày càng hoàn hảo hơn.
Phải chịu khó tìm kiếm thông tin, học thêm kiến thức
Trước đây nhiều người nghĩ rằng sáng tạo là bản năng nhưng hiện tại thì khoa học phát triển và chúng ta đã thấy rằng lối suy nghĩ này là không đúng đắn. Khi chúng ta học tập và trải nghiệm nhiều hơn, có thêm nhiều thông tin hữu ích, nhiều kiến thức mới lạ thì sự sáng tạo này sẽ được tăng lên. Bởi vì đối mặt với những câu hỏi, những băn khoăn thì ta có thêm nhiều biện chứng tri thức để trả lời. Từ đó cho ra nhiều sáng kiến, sáng tạo hợp lý.
Do đó ngoài việc đi theo lối mòn, tin vào những kiến thức đã biết trước đó thì bạn nên tìm kiếm thêm tư liệu kiến thức mới, tập cho mình thói quen học hỏi không ngừng, tích lũy nhiều nguồn tri thức khác biệt hơn.
Tập nhìn sự việc, sự vật theo nhiều góc độ
Thật sự với các góc nhìn khác nhau sẽ cho ra nhiều kết quả khác nhau đấy. Đôi khi chỉ cần nhìn sự vật sự việc, nhìn hoạt động quen thuộc dưới một góc mới mẻ là bạn sẽ có được câu trả lời khác ngay. Đây cũng là một phương hướng phát triển hợp lý trong việc tìm ra sự sáng tạo, nó sẽ giúp bạn tăng thêm hướng nghĩ mới và từ đó có những sáng tạo đột phá hơn.
Đối với những vị trí công việc yêu cầu đến khả năng sáng tạo không ngừng mà bạn lại đang bị dậm chân tại chỗ, đang ở thế bí thì cũng có thể tạm ngừng hẳn việc đó lại để làm thứ khác. Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi này, có khi bạn lại lên được những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời đấy.
Đôi khi bạn cũng nên thả lỏng nếu như đang chịu những áp lực đè nén. Áp lực là cần thiết nhưng nhiều khi áp lực quá thì lại dồn ra vào tình trạng bí bách mệt mỏi không thể sáng tạo, không thể tư duy. Nếu lúc nào bị như vậy thì bạn hãy tự thưởng cho mình quãng nghỉ thư giãn để nạp lại năng lượng, bắt nhịp cho dòng chảy sáng tạo mới hơn sắp đến nhé.
Sáng tạo là gì – Để cho ý tưởng tự tìm đến với chúng ta
Mới nghe qua thì có thể bạn sẽ thấy tư duy này hơi kỳ cục nhưng thực ra không hề đâu nhé. Nhiều khi những ý tưởng sáng tạo hay ho lại nảy ra vào lúc chúng ta không ngờ tới nhất. Chẳng hạn như nhà khoa học Newton ngồi chơi trong vườn, gặp quả táo rơi trúng đầu rồi phát minh ra định luật lực hấp dẫn. Hay như nhà khoa học Acsimet đi tắm phát hiện ra lực đẩy các vật thể trong nước. Thật sự nguồn sáng tạo bất tận có thể tự tìm đến với chúng ta một cách ngẫu nhiên mà thôi.
Sự sáng tạo có thể phát triển trên phản biện và tranh đấu
Tư duy phản biện giúp ích cực kỳ nhiều trong quá trình chúng ta sáng tạo. Bởi vì nó giúp tạo ra những góc độ mới trong cách nhìn và hành động. Bởi thế nên khi tiếp cận với một vấn đề, một cách thức nào đó, chúng ta đừng vội tin nó là như thế, đừng vội làm theo những định hướng được đề ra. Phải hỏi ngược lại, phải nghi ngờ xem cách thức này đã đúng hay chưa, phương án này có phải là tối ưu hay không.
Trong quá trình phản biện tức là chúng ta đang thử suy nghĩ theo các cách làm mới. Nếu như có sự phát hiện khiến cho cách thức, quá trình đó trở nên tối ưu hơn có nghĩa là chúng ta đã làm tốt công cuộc sáng tạo rồi đó. Đặc biệt trong quá trình sáng tạo hãy cố gắng thoải mái tư tưởng, mở rộng tầm nhìn vượt xa các hạn định có sẵn, suy nghĩ theo nhiều chiều hướng phát triển khác nhau của sự việc để sớm tìm ra đáp án phù hợp.
Những gợi ý để rèn luyện tính sáng tạo cụ thể
Đầu tiên là bạn phải chịu khó bắt tay vào hành động ngay, rèn luyện tư duy sáng tạo không phải là chuyện có thể cải tiến chỉ trong ít ngày, vì thế nên càng sớm bắt tay thực hiện thì bạn sẽ càng nhanh đi đến thành công. Đặc biệt là khi có một ý tưởng chợt nảy ra trong đầu thì bạn hãy ghi ra, hiện thực hóa nó chứ đừng chỉ giữ trong đầu thôi nhé.
Bạn cũng phải chịu khó học hỏi để cân bằng được giữa khía cạnh ý tưởng và thực tiễn. Có nhiều ý tưởng nghĩ viển vông thì hay nhưng lại khó thực hiện. Trong quá trình tư duy sáng tạo bạn không nên đặt quá nhiều áp lực, vướng mắc mà hãy để cho bản thân mình thoải mái nhất nhé.
Mọi nguyên tắc và giới hạn đều không thể ngăn trở bước chân của bạn, luôn luôn phải tự ghi nhớ lấy điều này. Nếu như để áp lực đè nén quá lớn thì ý tưởng rất khó được sinh ra, chỉ khi chúng ta thoải mái, trên tinh thần hoạt động tích cực thì những nơron sáng tạo mới dễ dàng được kích hoạt. Cứ giữ mình bó hẹp mãi trong các nguyên tắc thì làm gì có chỗ cho sự sáng tạo phải không.
Cuối cùng là bạn hãy chịu khó dấn thân, dù là lần đầu thử nghiệm với những lỗi sai, những vấp ngã nhưng chắc chắn đó sẽ là động lực cực kỳ to lớn hỗ trợ bạn rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện hơn.
Xem thêm:
- Phân tích là gì và cách thức xây dựng tốt hơn kỹ năng này
- Brainstorming quan trọng như thế nào, cách để làm việc đó?
Kết luận
Vậy là định nghĩa về tính sáng tạo là gì, các phương pháp để có thể rèn luyện tư duy sáng tạo cũng đã được đưa đến bạn đầy đủ qua bài viết trên đây rồi. Có sự sáng tạo đổi mới sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa, vui vẻ và tối ưu thời gian, công sức hơn rất nhiều. Vì thế nên mỗi người trong chúng ta đều cần phải cố gắng rèn luyện tính tư duy sáng tạo cho bản thân mình hàng ngày.