Để trở thành nhà quản lý nhân lực tài giỏi, nhạy bén, các lãnh đạo doanh nghiệp, công ty, cần trang bị cho mình đầy đủ 7 kỹ năng quản trị nhân lực, trong đó kỹ năng quản lý nhân sự giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vậy kỹ năng nhân sự của nhà quản lý là gì? Làm thế nào để các nhà lãnh đạo có thể trau dồi kỹ năng quản trị nhân sự? Cùng mình tìm câu trả lời trong vài chia sẻ dưới đây nhé!
Kỹ năng nhân sự là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng nhân sự
Định nghĩa
Kỹ năng nhân sự là tập hợp những kỹ năng liên quan đến quản lý, dẫn dắt các nhân sự trong nhóm hoặc trong công ty. Kỹ năng nhân sự bao gồm:
- Lên chiến lược quản lý, phân bổ, định hướng và phát triển nhân sự
- Thực hiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới
- Tổ chức các chương trình sáng tạo và các phúc lợi khích lệ nhân viên làm việc năng suất hơn.
- Quản lý, giải quyết các vấn đề về lương, thưởng, chế độ phúc lợi cho nhân viên
Tầm quan trọng
Kỹ năng nhân sự được xem như chìa khóa cốt lõi để nhà quản lý các cấp vận hành doanh nghiệp một cách trơn tru nhất. Nhân sự càng được củng cố vững chắc, doanh nghiệp càng phát triển mạnh mẽ. Nếu người lãnh đạo không có kỹ năng quản lý và phát triển nhân sự sẽ dễ khiến nhân viên cảm thấy nhàm chán, mất hứng thú với công việc, thậm chí xảy ra tình trạng nghỉ việc đột ngột gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Vì thế, các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp bắt buộc phải trang bị cho mình kỹ năng nhân sự để quản lý nhân viên tốt hơn.
Các kỹ năng nhân sự nhà quản lý cần có
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một trong số những kỹ năng mềm quan trọng mà mỗi cá nhân cần phải có, đặc biệt là các nhà quản lý. Bởi lẽ, họ thường xuyên phải trao đổi với cấp dưới hoặc các thành viên trong cùng đội, nhóm. Chính vì vậy, nhà quản lý nhân sự phải cải thiện khả năng giao tiếp để truyền đạt rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan đến lương, thưởng, chế độ đãi ngộ, khen thưởng và xử phạt,…tới nhân viên.
Nhà quản lý cần luyện tone giọng phù hợp, dễ nghe và nên nhấn nhá, ngắt nghỉ câu phù hợp, tránh gây hiểu nhầm. Ngoài ra, họ nên trò chuyện với nhân viên của mình nhiều hơn để nắm được tâm lý của họ, giúp nâng cao mối quan hệ cấp trên – cấp dưới.
Kỹ năng lên kế hoạch, phân chia công việc
Cho dù không chắc là người có chuyên môn tốt nhất nhưng nhà quản lý chắc chắn phải có khả năng tìm kiếm nhân sự và sắp xếp công việc phù hợp cho từng ứng viên. Việc phân chia công việc phù hợp dựa trên điểm mạnh của từng người sẽ khiến họ hứng thú với công việc hơn, hết mình cống hiến.
Bên cạnh đó, nhà quản lý phải biết cách chia việc phù hợp cho từng thành viên, tránh việc người quá nhàn, người quá tải việc, dễ gây tị nạnh giữa các nhân viên với nhau.
Kỹ năng khen thưởng/xử phạt
Không ít nhà quản lý cho rằng khen thưởng, xử phạt chỉ là hình thức thông báo với nhân viên về việc họ làm tốt hay dở, được thưởng hay bị phạt. Nhưng không, đây lại là một trong số các kỹ năng quản lý nhân sự nhà quản trị cần có. Bởi lẽ, khen thưởng, xử phạt là vấn đề khá nhạy cảm trong mỗi doanh nghiệp.
Việc khen/phạt phải được thực hiện nghiêm túc, công bằng, minh bạch để nhân viên công ty đều phải tâm phục khẩu phục và gắn bó lâu với doanh nghiệp.
Nhà quản lý giỏi phải nắm chắc kỹ năng nhân sự
Kỹ năng cùng lúc làm nhiều việc
Khi làm nhà quản trị dù ở cấp cơ sở hay cấp cao thì khối lượng công việc họ phải làm rất khủng. Ngoài những công việc chính, nhà quản lý cũng thường xuyên phải làm các công việc “không tên”, ngoài kế hoạch. Do đó, làm việc đa nhiệm là kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý.
Kỹ năng phán đoán
Bất cứ doanh nghiệp, công ty nào cũng đều có thời điểm trải qua khó khăn, thử thách và những sự cố nằm ngoài kiểm soát. Bởi vậy, nhà quản lý phải có óc tư duy, nhạy bén, có tầm nhìn xa và lường trước mọi tình huống có thể xảy ra để có kế hoạch sẵn sàng ứng phó.
Cách trau dồi kỹ năng nhân sự
Để nâng cao kỹ năng nhân sự, nhà quản lý phải thường xuyên rèn luyện, tích lũy, rút kinh nghiệm sau những lần thiếu sót. Người quản lý cần nắm vững đặc điểm và tình hình nhân sự của doanh nghiệp, từ đó đưa ra phương pháp tiếp cận và quản trị phù hợp.
Ngoài ra, quản lý nên thường xuyên trò chuyện với thành viên trong nhóm hoặc nhân viên công ty để hiểu hơn về tâm tư, mong muốn của họ trong công việc. Điều này giúp cho việc quản trị nhân sự không những không bị cứng nhắc mà còn khiến nhân viên thấy thoải mái, gần gũi và có hứng thú làm việc hơn.
Trên đây, mình đã chia sẻ những thông tin về Kỹ năng nhân sự mà nhà quản trị nhân sự cần có, hi vọng sẽ giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của kỹ năng này. Từ đó, đưa ra những định hướng cho bản thân phát triển và hoàn thiện các kỹ năng để trở thành nhà quản lý tài giỏi.