Việc xây dựng cho bé những kỹ năng sống cơ bản rất quan trọng vì chúng giúp ích rất nhiều đến sự phát triển tư duy và tính cách của trẻ khi trưởng thành. Cùng tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu những kỹ năng sống cho trẻ mầm non bố mẹ nên đầu tư ngay hôm nay nhé!
1. Lý do nên rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Ở độ tuổi mầm non từ 2,5 – 4 tuổi, trẻ có khả năng học hỏi và ghi nhớ những trải nghiệm thực tế vô cùng nhanh chóng. Những kinh nghiệm này sẽ là nền tảng xây dựng tính cách cũng như những thế mạnh của bé sau này.
Do đó, nếu được chăm chút và rèn luyện những kỹ năng sống lành mạnh từ sớm sẽ là lợi thế giúp bé tự tin và nhạy bén trong cuộc sống sau này. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp cấp bách không có bố mẹ ở bên, bé cũng có đủ bản lĩnh để giải quyết những tình huống bất ngờ xảy đến.
Có thể bạn quan tâm:
- 27+ Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học phát triển toàn diện
- 20 cách dạy con tự lập giai đoạn 0-6 tuổi cực hữu ích
- Top 17 cuốn sách kỹ năng sống hay nhất mọi thời đại
2. Nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần trang bị
Kỹ năng tự xúc cơm
Tự ăn là một kỹ năng quan trọng và cần thiết bậc nhất cho trẻ được các chuyên gia tư vấn. Việc để cho bé tự xúc trong mỗi bữa ăn sẽ hình thành nên một thói quen có lợi cho sức khoẻ và cả sự phát triển hành vi của trẻ nhỏ.
Bố mẹ hãy tập cho trẻ kỹ năng tự ăn uống từ sớm để giúp bé tự lập
Luyện tập kỹ năng tự ăn cho trẻ ở giai đoạn mầm non cũng sẽ xây dựng bản tính tự lập cho bé. Ở giai đoạn đầu luyện tập có thể sẽ khá vất vả cho cả bố mẹ và con, nhưng một khi bé đã hình thành được kỹ năng này sẽ rất tốt cho bé khi bắt đầu đến trường.
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Trẻ ở lứa tuổi mầm non hầu hết sẽ được các bậc cha mẹ chăm sóc về mọi mặt. Bố mẹ Á Đông thường có tâm lý sợ con còn quá nhỏ để có thể tự làm một mình. Tuy nhiên điều này không đúng.
Trẻ nhỏ hầu hết đều rất thích tự do khám phá, bắt chước người lớn. Bố mẹ có thể chỉ bảo cho con các công việc đơn giản như: đánh răng, vệ sinh cá nhân, tự đi ngủ… Trẻ mầm non đã có thể hoàn toàn tự làm những việc này mà không cần hỗ trợ từ người khác.
Hướng dẫn trẻ những việc nhỏ để hình thành khả năng tự chăm sóc bản thân
Bố mẹ chỉ cần hướng dẫn bé cách tự thực hiện những điều này và nhớ khen thưởng khi bé thực hiện tốt. Dần dần trẻ sẽ tự xây dựng được nề nếp tác phong riêng, không phiền đến bố mẹ giúp sức hay nhắc nhở. Xa hơn là có được tính độc lập, không dựa dẫm người khác.
Kỹ năng ứng xử với mọi người
Trẻ trong giai đoạn mầm non chưa có nhiều nhận thức sâu sắc về mọi thứ diễn ra xung quanh. Do đó, trẻ thường có thói quen bắt chước, học theo các lời nói, hành động của mọi người. Vì thế, cũng dễ học theo các thói hư, tật xấu nếu phụ huynh không ngăn chặn kịp thời.
Ứng xử là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ hình thành thái độ sống tốt
Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn kỹ năng giao tiếp ứng xử cho bé, bắt đầu từ những việc cơ bản như: chào hỏi lễ phép, nhường nhịn… Dạy con biết cách ứng xử trong độ tuổi này sẽ giúp trẻ tạo thiện cảm tốt với mọi người.
Với trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp cần được hình thành và rèn luyện từ sớm. Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ biết lắng nghe và truyền tải thông điệp tới người khác một cách ôn hòa.
Kỹ năng dọn dẹp nơi mình chơi
Học cách sắp xếp đồ đạc ngăn nắp từ nhỏ sẽ hình thành thói quen chỉn chu cho trẻ. Điều này cũng giúp bé tạo được tác phong sạch sẽ, gọn gàng và có ý thức trách nhiệm hơn trong cuộc sống.
Những việc nhỏ như dọn dẹp đồ chơi giúp bé tạo lập tính trách nhiệm
Ban đầu, bố mẹ có thể làm minh hoạ trước cho bé, sau đó hãy rủ bé cùng làm, giúp con cảm giác có người đồng hành với mình. Lâu dần bé có thể tự làm mà không cần sự hỗ trợ từ người lớn.
Kỹ năng học hỏi, tư duy
Trẻ nhỏ ở lứa tuổi mầm non vốn luôn có sở thích tò mò, muốn tìm hiểu những đồ vật, sự việc xung quanh mình. Bố mẹ nên tạo điều kiện hết sức để trẻ có thể tự do khám phá và tích cực học hỏi.
Trẻ nhỏ có tính tò mò ham học hỏi nên hãy tạo điều kiện để bé được phát huy
Phụ huynh hãy để trẻ đọc sách đa dạng chủ đề, tham gia các hoạt động vui chơi, xem chương trình khoa giáo… Cũng như hãy dạy con mình cách đặt câu hỏi Vì Sao? và cùng bé tìm lời giải đáp cho từng câu hỏi. Việc có bố mẹ đồng hành trong quá trình khám phá sẽ giúp bé hào hứng và đam mê học hỏi cái mới.
Kỹ năng nhận biết, phòng tránh nguy hiểm
Trong xã hội hiện nay tồn tại rất nhiều mối nguy cơ có thể đe dọa đến sự an toàn của trẻ. Do vậy, các bậc phụ huynh nên dạy cho bé kỹ năng phòng tránh nguy hiểm.
Trẻ được giáo dục kỹ năng sống cần thiết để tránh xa nguy hiểm
Đối với trẻ mầm non, đôi khi các bé phải tự chơi không có sự giám sát của người lớn. Bạn cần chỉ và giải thích cho con những khu vực nguy hiểm như bếp núc, ổ điện, cửa sổ hay ban công các tòa nhà cao tầng… hay dạy trẻ không nhận đồ và đi theo người lạ.
Kỹ năng tự tin nơi đông người
Kỹ năng tự tin chính là nền tảng ban đầu hỗ trợ trẻ trau dồi, tiếp thu thêm kiến thức và kinh nghiệm. Việc mạnh dạn thể hiện khả năng, suy nghĩ của mình trong các mối quan hệ xã hội sẽ giúp bé không ngại khám phá những điều mới mẻ. Trẻ được rèn giũa bản tính tự tin khi còn bé giúp ích rất nhiều trong việc hình thành bản lĩnh mai sau.
Kỹ năng yêu thương, giúp đỡ
Nhân ái là một trong những đức tính rất tốt mà trẻ cần học hỏi. Nếu muốn con trở thành một người nhân hậu và ngọt ngào thì bạn nên dạy bé biết quan tâm và giúp đỡ người khác.
Bố mẹ hãy rèn cho bé tính yêu thương và giúp đỡ mọi người
Để trẻ học được kỹ năng này, trước hết các bậc phụ huynh cần là tấm gương tốt để con noi theo. Khi thấy người khác gặp vấn đề, hãy gợi ý cho trẻ giúp đỡ và chia sẻ khó khăn bằng nhiều cách.
Kỹ năng nhận lỗi, nói thật
Trẻ em vốn không biết nói dối nhưng tâm lý chung là sợ bị trách phạt, la mắng từ người lớn. Trong quá trình trưởng thành, nhiều lúc trẻ sẽ nói dối bố mẹ một vài chuyện nhưng trẻ còn quá nhỏ để hiểu lời nói dối nào là xấu hay không.
Xem thêm:
- Kỹ năng làm việc nhóm và các phương pháp phát huy hiệu quả
- Cách đánh số trang word giúp tra cứu thông tin nhanh nhất
Bố mẹ không nên nóng giận nếu phát hiện trẻ nói dối mà nên từ từ khuyên bảo cho trẻ không tái phạm những lần sau. Ngược lại, nên khen ngợi khi trẻ đã thừa nhận bản thân nói dối hoặc làm sai, đồng thời là tấm gương để trẻ học hỏi theo.
Kỹ năng trồng cây, chăm sóc động vật
Nhiều nghiên cứu chỉ ra một đứa trẻ biết yêu thương động vật và thiên nhiên sẽ giúp tâm hồn và tính cách của bé trở nên tươi đẹp hơn. Từ đó, góp phần giúp trẻ hình thành những cảm xúc tích cực, ấm áp quan tâm ân cần với mọi thứ xung quanh.
Hãy giúp con học cách sống hòa hợp, chăm sóc và yêu thương động vật. Điều này sẽ giúp tăng sự yêu thương và san sẻ ngay từ nhỏ của trẻ. Việc một đứa trẻ biết chăm sóc cây cối, thiên nhiên cũng giúp bé hình thành ý thức bảo vệ môi trường.
Trên đây là những thông tin bổ ích về kỹ năng sống cho trẻ mầm non vô cùng cần thiết, phải trang bị cho trẻ mà bài viết muốn chia sẻ đến bạn.
Tổng hợp: kynang247.com