Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khăn khi làm việc nhóm. Trên thực tế, nhận biết được những thách thức này sẽ giúp tổ chức làm việc hiệu quả hơn. Vậy đâu là những khó khăn khi làm việc nhóm và cách giải quyết các vấn đề trong teams ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Xung đột, mâu thuẫn nhóm
Xung đột, mâu thuẫn là một trong số các khó khăn khi làm việc nhóm. Thông thường, một nhóm sẽ tập hợp gồm nhiều người. Tuy nhiên, nhóm dù chỉ có 2 người vẫn có thể xảy ra mâu thuẫn. Vì lý do, mỗi cá nhân đều có những quan điểm riêng. Cái ý kiến trái chiều có thể dẫn đến xung đột. Do đó, đây là một trong các vấn đề tất yếu xảy ra khi làm việc theo nhóm.
Cách giải quyết: Đầu tiên, bạn cần phải biết nguyên nhân của cuộc mâu thuẫn đó là gì? Thông thường, nguồn gốc của mọi mâu thuẫn có thể là do sự yếu kém trong giao tiếp và việc không kiểm soát được cảm xúc gây nên. Do đó, tháo gỡ mọi khúc mắc chính là cách giải quyết tốt nhất. Điều này sẽ giúp các thành viên thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn.
2. Cái tôi quá cao
Một nhân viên giỏi là người có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm. Dù vậy, đối với tập thể, kiến thức chỉ trở thành sức mạnh nếu nó được chia sẻ rộng rãi. Thông thường, một nhóm sẽ tập hợp nhiều thành viên có trình độ, kỹ năng khác nhau. Nếu một cá nhân luôn đặt cái tôi cao và coi thường quan điểm của người khác thì mâu thuẫn rất dễ xuất hiện. Điều này là không tốt, là một trong những nguyên nhân làm việc nhóm không hiệu quả.
Cách khắc phục: Các cá nhân, nhân viên trong tập thể nên cởi mở và giúp đỡ nhau nhiều hơn. Đồng thời, lắng nghe, tôn trọng quan điểm và ứng xử lịch sự sẽ giúp cải thiện được khó khăn này khi làm việc nhóm. Hãy cùng nhau hướng đến mục tiêu chung và hoàn thành tốt công việc của mình.
3. Xây dựng niềm tin
Kỹ năng làm việc nhóm quan trọng là niềm tin giữa các thành viên trong team, điều quan trọng là cần phải tin tưởng lẫn nhau. Bạn có thể đã quen với việc ra các quyết định cá nhân. Tuy nhiên, bạn phải có niềm tin với những thành viên trong nhóm để lựa chọn các phương án chính xác. Kém tin tưởng chính là một điểm yếu của nhóm, một trong những vấn đề khi làm việc nhóm.
Cách giải quyết: Trong một vài trường hợp, bạn sẽ không tin tưởng người đã từng mắc lỗi. Tuy nhiên, niềm tin của bạn sẽ giúp đồng đội tự tin và thoải mái hơn. Để củng cố niềm tin với người khác, bạn nên cố gắng quan sát nhiều hơn để đưa ra những đánh giá phù hợp. Hơn nữa, bạn nên cố gắng tích cực trao đổi, chia sẻ để kết nối với mọi người. Điều này sẽ giúp bạn khắc phục được sự khó khăn trong làm việc nhóm.
4. Làm việc một cách thụ động
Trên thực tế, không phải ai cũng có tinh thần chủ động cống hiến và làm việc hết mình. Nhiều cá nhân lại có xu hướng làm việc thụ động và ít tương tác, đưa ý kiến. Họ thường có xu hướng đùn đẩy việc suy nghĩ ý tưởng, giải pháp cho người khác. Do đó, đây sẽ là một dạng khó khăn khi làm việc nhóm mà bạn nên tìm cách khắc phục.
Cách giải quyết: Nhóm trưởng có thể cải thiện tình trạng này bằng cách áp dụng phương pháp brainstorm meaning. Đồng thời, leader nên thường xuyên đưa ra các câu hỏi để lấy ý kiến của các thành viên và gọi tên trực tiếp người thụ động nhất trong nhóm để xem họ nêu quan điểm.
5. Tương tác kém, thiếu kết nối
Một nhóm làm việc không hiệu quả nếu các thành viên thiếu sự kết nối với nhau. Đặc biệt, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải triển khai phương án làm việc từ xa. Do đó, môi trường làm việc có tính tương tác cao sẽ giúp các thành viên gần gũi và gắn kết hơn. Điều này sẽ giúp cho các đồng đội thấu hiểu lẫn nhau và làm việc ăn ý hơn.
Cách khắc phục: Hiện nay, các công nghệ hiện đại cũng không thể nào tối ưu sức mạnh của tập thể tốt được. Do đó, doanh nghiệp nên tăng cường các hoạt động tương tác để giúp các nhân viên gắn bó với nhau. Ngay cả khi trong điều kiện phải làm việc tại nhà, công ty có thể tổ chức những buổi họp video giao lưu để tăng tính đoàn kết.
6. Tâm lý nể nang, ngại va chạm
Tâm lý “nể nang” được xem là một trong những vấn đề khi làm việc nhóm. Tâm lý nể nang thường tồn tại ở những cá nhân có quan hệ thân thiết với các thành viên khác. Nếu như tất cả mọi người đều quá nể nang thì nhóm sẽ không thể làm việc hiệu quả. Bởi vì, một ý kiến được đưa ra luôn nhận được sự tán thành mà không có ai tranh luận thì hiệu quả sẽ bị giảm xuống.
7. Cá nhân lười biếng, ỉ lại vào nhóm
Trong một nhóm làm việc, chắc chắn sẽ có ít nhất 1 thành viên hay lười biếng, ỷ lại và thiếu trách nhiệm với các công việc của nhóm. Điều này có thể làm mối quan hệ giữa các đồng đội bị ảnh hưởng. Leader nên hạn chế vấn đề khi làm việc nhóm này bằng cách sắp xếp công việc rõ ràng với từng người và yêu cầu họ hoàn thành đúng tiến độ.
8. Suy nghĩ về vấn đề kiểu Thua – Thắng
Nhiều nhân viên thường suy nghĩ về vấn đề theo triết lý thua – thắng. Họ đòi hỏi quyền lợi của cá nhân nhiều hơn mà không quan tâm đến lợi ích nhóm. Hoặc đơn giản trong một cuộc tranh luận, nếu cứ phân thắng thua, rất có thể nhóm đó sẽ tan rã. Do đó, tổ chức nên khuyến khích các nhân viên tương trợ lẫn nhau làm việc và giải bày rõ ràng quan điểm của nhau khi có vấn đề.
9. Không quan tâm kết quả chung của nhóm
Trong một tập thể, nhiều người chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân. Đây được xem là một trong những khó khăn khi làm việc nhóm. Họ chỉ tập trung hoàn thành công việc cá nhân mà không quan tâm đến tiến độ chung của nhóm. Tuy nhiên, kết quả dự án, công việc chỉ đạt khi tất cả cùng hoàn thành. Điều này có nghĩa là nếu bạn có năng lực rất xuất sắc nhưng các thành viên khác làm việc không hiệu quả thì bạn vẫn thất bại.
Cách giải quyết: Lợi ích nhóm và lợi ích cá nhân luôn tồn tại, bổ sung cho nhau. Do đó, bạn cần đặt mục tiêu của bản thân hỗ trợ cho mục tiêu tập thể. Hơn nữa, nếu bạn quan tâm giúp đỡ các cộng sự của mình thì bạn có thể học hỏi thêm nhiều điều. Ngoài ra, nhà quản lý cũng có thể khuyến khích nhân viên làm việc tích cực hơn bằng hình thức lương, thưởng.
Trên đây là bài viết chia sẻ về những khó khăn khi làm việc nhóm. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ và cải thiện được công tác làm việc nhóm để mang lại hiệu quả. Cảm ơn bạn đã xem bài viết và chúc một ngày tốt lành nhé!