Trong cuộc sống của chúng ta mỗi ngày đều vận động phát triển, vậy nên những khó khăn, rắc rối thường trực xảy ra ở bất cứ nơi đâu. Nếu như không nắm chắc những kỹ năng giải quyết vấn đề có thể dẫn chúng ta đến nhiều bế tắc. Vậy thì ngày hôm nay, bạn hãy đi tìm hiểu bản chất của kỹ năng này và các phương pháp áp dụng hiệu quả để xử lý gọn ghẽ từng vấn đề xung quanh mình nhé.
Tìm hiểu xem thế nào là kỹ năng giải quyết một vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là những phương pháp giải quyết cần áp dụng đến nhiều kinh nghiệm thực tiễn phải biết quan sát xung quanh. Cùng với đó tổng hợp rồi phân tích đánh giá các yếu tố tác động đến vấn đề mà bạn gặp phải để từ đó tìm ra lối đi cho sự việc.
Thực tế thì đây là một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng đối với bất kỳ ai. Cuộc sống vận động muôn màu và đâu ai dám chắc được chuyện tương lai. Rủi ro lúc nào cũng có thể phát sinh phía trước. Nếu như có kỹ năng tốt thì bạn sẽ hạn chế được nhiều rủi ro và xoay chuyển tình huống một cách có lợi hơn cho bản thân.
Các kỹ năng giải quyết vấn đề mà chúng ta nên có
Có nhiều kỹ năng được áp dụng khi xử lý các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên những kỹ năng chính nhất được nhiều người công nhận như là:
Biết lắng nghe người khác, chủ động trong giao tiếp
Làm tốt việc giao tiếp, kết nối với mọi người sẽ giúp cho chúng ta trở nên chuyên nghiệp hơn nhiều, tác phong trưởng thành hơn, cũng như là mang lại hiệu quả cao trong công việc, trong cuộc sống. Chủ động giao tiếp sẽ khiến mọi người có thiện cảm hơn với chúng ta, sẵn sàng chia sẻ và hợp tác khi cùng làm việc, hoạt động.
Bên cạnh chủ động giao tiếp, chủ động nói, hỏi thì việc biết lắng nghe và tiếp thu cũng cực kỳ quan trọng. Không ai thích một người chỉ biết ba hoa chích chòe, chỉ bảo vệ quan điểm cá nhân mà không lắng nghe người khác cả. Sự lắng nghe cũng thể hiện cả thái độ tôn trọng, sự tinh tế và thông minh của ta trong mắt người khác nữa.
Nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng, đào sâu vấn đề
Khi có sự cố phát sinh bất ngờ thì chúng ta cần phải biết nghiên cứu và phân tích sự việc một cách cẩn thận, tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu nó sinh ra, có cách nào giải quyết triệt để gốc rễ hay không….
Sau khi phân tích kỹ lưỡng thì ta sẽ có được những ý tưởng hay ho để giải quyết sự việc vừa phát sinh. Đôi khi có nhiều hướng giải quyết khác nhau thì ta cũng vạch rõ được mặt lợi – mặt hại giữa các cách xử lý để có thể đi đến quyết định hợp lý.
Ra quyết định một cách mạnh mẽ, quyết đoán
Vấn đề dù nhỏ hay lớn thì muốn giải quyết được triệt để vẫn cần có những quyết định được đưa ra. Nếu như sáng suốt lựa chọn phương án phù hợp và quyết đoán trong quá trình thực hiện thì chắc chắn rằng những rắc rối phát sinh sẽ nhanh chóng bị dập tắt mà không phát triển lên cao hơn được.
Quản lý tốt các rủi ro có thể xảy đến
Như đã nói đến ở trên, có những vấn đề đi kèm với nhiều hướng giải quyết khác nhau thì chắc chắn sẽ có những mặt lợi – mặt hại riêng biệt. Những vấn đề xảy ra đi kèm với rủi ro dành cho bạn và bạn nên vạch ra các tình huống tác động đến mình để có thể phòng trừ các trường hợp xấu nhất.
Đây cũng chính là nguyên tắc hoạch định trong nhiều dự án của các doanh nghiệp. Quản trị rủi ro tốt thực sự sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc dự đoán hướng phát triển tương lai để hành động theo cách có lợi nhất.
Gợi ý các bước để giải quyết một vấn đề phát sinh
Khi gặp phải một vấn đề nào đó, bạn hãy phát hiện và xem xét cẩn trọng trên nhiều khía cạnh để xác định mức độ nghiêm trọng của nó đến đâu nhé. Nếu như cùng phát sinh nhiều vấn đề một lúc thì việc suy xét mức nghiêm trọng sẽ giúp bạn lọc ra những việc cần ưu tiên giải quyết trước, tránh để lại hậu quả không tốt mà còn tiết kiệm nhiều thời gian và công sức của bản thân.
Khi đã xác định xong thì tiến vào tìm hiểu xem nguồn gốc của vấn đề này là từ đâu, ai là người sẽ chịu trách nhiệm chính cho sự cố này. Đặc biệt quá trình phân tích nên đứng trên sự khách quan nhất có thể để nhìn nhận một cách chính xác. Nên tìm hiểu vấn đề trên nhiều phương diện khác nhau để đưa ra được nhiều hướng đi, cân nhắc lợi hại rõ ràng trước khi quyết định hành động.
Với việc phân tích kỹ lưỡng và tìm ra các hướng xử lý khác nhau thì tiếp theo sẽ là so sánh giữa các sự lựa chọn để có được phương án tốt nhất. Phương án tốt nhất ở đây xét trên nhiều phương diện, vậy nên hướng giải quyết cũng sẽ theo rằng bạn đang quan tâm đến yếu tố nào nhất thì quyết định giảm thiểu mức độ thiệt hại yếu tố đó xuống mức thấp nhất.
Cách giúp bạn tiến bộ hơn khi giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng có thể học hỏi và sẽ tiến bộ hơn qua thời gian. Bạn càng xử lý nhiều tình huống rắc rối, các vấn đề phát sinh thì kỹ năng này cũng sẽ càng được nâng cao. Để chủ động nâng cao nó, bạn có thể áp dụng một số cách thức như là:
Sử dụng theo nguyên lý IDEAL
Tức là bạn tiến hành phân tích và áp dụng theo các bước giải quyết vấn đề cụ thể đã được nêu. Bạn phải nhận thức được vấn đề đó là gì, tìm ra được nguyên nhân phát sinh nó. Sau đó đến việc phân tích các phương án hành động, ghi rõ ra mặt lợi và mặt tổn hại có thể gặp. Bạn so sánh chọn lựa cái nào khả thi nhất rồi tiến hành thực hiện theo. Đến khi ra kết quả rồi hãy quay trở lại nhìn nhận từ đầu đến cuối để rút ra những bài học quý giá.
Giả định các tình huống để luyện tập thường xuyên
Trong công việc, đặc biệt là trong quá trình đào tạo, nhiều khi hay có các tình huống giả định được tạo ra đòi hỏi bạn phải vận dụng kỹ năng của mình để xử lý tình huống. Nếu như quá trình phỏng vấn bạn gặp trục trặc ở khâu trả lời khi được hỏi về giả định một vấn đề thì chắc chắn người ta sẽ không đánh giá cao kỹ năng của bạn.
Để thông thạo hơn kỹ năng này, bình thường chúng ta cũng có thể tự mình nghĩ ra các tình huống phát sinh không có thực để tự tìm cách giải quyết. Lặp lại nhiều lần hình thức này thì chắc chắn khi thực sự có vấn đề xảy ra, chúng ta sẽ nhanh chóng tìm được hướng đi hợp lý.
Ghi nhớ rõ ràng quy trình của kỹ năng giải quyết vấn đề
Việc ghi nhớ và áp dụng đúng theo quy trình cũng rất quan trọng. Bạn bỏ quên ở đâu thì sẽ tạo ra lỗ hổng ở đó. Cũng có thể sẽ khiến cho quá trình xử lý không được hoàn tất mà càng thêm phần rắc rối. Để tránh việc đối mặt với những kết quả không mong muốn thì ghi nhớ rõ ràng quy trình là điều cần thiết bạn phải thực hiện.
Xem thêm:
- Mục tiêu là gì và sự cần thiết của thói quen đặt mục tiêu
- Cách trình chiếu Powerpoint nâng cao hiệu quả thuyết trình
Kết luận
Kỹ năng giải quyết vấn đề thực sự rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Bạn đừng suy nghĩ nó quá phức tạp, chỉ cần chú ý rèn luyện, cẩn trọng học hỏi và phát triển thì sẽ tự động trau dồi thêm được yếu tố cần thiết nâng cao kỹ năng này. Vấn đề từ nhỏ hay to đều có cách suy xét và xử lý riêng biệt, vận dụng tốt kỹ năng này sẽ giúp bạn có một cuộc sống thoải mái và tích cực hơn nhiều đấy.