Độ tuổi mẫu giáo, tiểu học là hai đối tượng có tỉ lệ tai nạn thương tật khá cao và các em rất ham khám phá, tò mò và dễ bị lôi kéo nếu không được hướng dẫn cách tự bảo vệ mình. Bài viết sẽ gợi ý bạn 10 bài học kỹ năng an toàn cho trẻ mẫu giáo và tiểu học để bạn có thể dạy trẻ đúng cách.
1/ An toàn cho trẻ em khi chơi đùa
Một trong những kỹ năng an toàn cho trẻ mà bạn cần hướng dẫn bé trước tiên là hãy biết tự điều chỉnh bản thân khi chơi đùa. Nói một cách dễ hiểu hơn là trước khi để bé tự do chạy nhảy và chơi đùa, bạn hãy diễn giải cho bé những mối nguy hiểm có thể đến từ xe cộ nếu bé chơi gần đường đi. Cũng như bé có thể bị té, chảy máu, trầy da… khi chơi đùa quá đà.
Có thể bạn quan tâm:
- Dạy kỹ năng bảo vệ bản thân cho bé phòng tránh nguy hiểm!
- 10 nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà cha mẹ nên biết!
- 27+ Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học phát triển toàn diện
Tuy nhiên, bạn cũng không cần hù dọa quá đà vì sẽ khiến trẻ sợ và không dám chơi đùa cùng bạn bè nữa. Hãy hướng dẫn những cách chơi an toàn cho trẻ em trước khi để con tự mình “bay nhảy” nhé.
Chẳng hạn như hướng dẫn trẻ quan sát xung quanh, nơi nào có xe cộ lưu thông nguy hiểm và không nên chạy ngược chiều với xe. Bạn có thể chỉ dẫn trẻ những nơi được thiết kế an toàn cho trẻ em như: công viên, khu vực đi bộ, những nơi không có bề mặt gập ghềnh,…
2/ Sử dụng phương tiện vận chuyển an toàn cho trẻ em
Ở các thành phố lớn, trẻ cấp 1 đều có thể tự đi học bằng phương tiện công cộng như xe bus. Lúc này, bạn hãy dạy cho bé những cách giữ an toàn cơ bản nhất. Các chuyên gia hướng dẫn về an toàn cho trẻ em luôn khuyến khích, bạn hãy nhắc nhở trẻ giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét và chỉ nhờ giúp đỡ khi cần thiết. Khi lên xe, hãy ngồi ở tư thế nghiêm túc và không nô đùa, cũng như không thò tay và đầu ra cửa sổ.
Bên đó, trẻ cũng không nên tùy tiện trả lời người hoặc tiết lộ những thông tin về bản thân như: tên tuổi, địa chỉ nhà,…
3/ An toàn khi đi bơi
Trong cuộc sống, luôn có những điều bất ngờ xảy ra mà nếu chúng ta không chủ động phòng ngừa sẽ dẫn đến nhiều kết quả không lường trước được. Bơi lội là một trong những kỹ năng sống cho trẻ rất cần thiết để giúp bé được an toàn khi phải đối mặt với những nơi sông nước.
Ngoài những kỹ năng bơi lội, bé còn phải được học cách tự cứu mình khi bất ngờ gặp phải các biểu hiện như mệt, chuột rút, đuối nước hay nghẹt thở. Đây là yếu tố cơ bản để đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tiếp xúc với nước.
4/ An toàn khi sử dụng các thiết bị nguy hiểm
Các thiết bị điện, hoặc những vật dụng sắt nhọn có thể gây nguy hiểm cho trẻ, nhất là những bạn nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học. Để an toàn cho trẻ em, bạn nên dạy con cách sử dụng các thiết bị điện sao cho an toàn, cũng như cách sử dụng dao, kéo một cách cẩn thận nhất.
Chẳng hạn như có rất nhiều trường hợp tai nạn cho trẻ em liên quan đến máy giặt. Vì vậy, mẹ cần hướng dẫn sử dụng máy giặt đúng cách cho trẻ như: không cho tay vào lồng giặt khi máy hoạt động, không leo trèo,…
5/ Kỹ năng làm chủ cơ thể
Ở độ tuổi này, cha mẹ cần có những cuộc trò chuyện hoặc bài học đơn giản về quyền tự chủ cũng như giá trị cơ thể của bé. Hãy để bé hiểu rõ hơn và biết cách tự bảo vệ bản thân mình khi không có cha mẹ bên cạnh.
Một trong những kỹ năng an toàn cho trẻ em mà bất cứ người cha mẹ nào đều phải dạy con là giáo dục giới tính. Để tránh việc con mình trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục, bạn hãy dạy con phân biệt đụng chạm tốt và đụng chạm xấu để bé có những phản xạ phù hợp.
6/ Kỹ năng tự bảo vệ an toàn ở chốn đông người
Hãy dạy con hét thật to khi có ai đó muốn tiếp cận. Đây là một cách làm hay và hiệu quả về an toàn cho trẻ em. Việc hét thật to sẽ thu hút được sự chú ý của những người xung quanh và có cơ hội được giúp đỡ khá cao.
Con chỉ việc hét lớn những câu đơn giản như “Cháu không biết cô/chú là ai” hoặc gọi đại một cái tên nào đó sẽ giúp bé được “giải vây” nhanh hơn. Thêm vào đó, bạn có thể dạy con phản kháng lại lúc cần.
7/ Tạo ra một mật mã
Nếu như bạn thường xuyên phải để con đợi sau khi tan học, cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho trẻ em là tạo 1 mật mã giữa gia đình và bé. Đây là điểm mấu chốt để bé nhận biết ai là người an toàn mà mình có thể đi theo.
Nếu ai đó có ý định xấu, chắc hẳn họ sẽ không biết mật mã được giao kèo trước đó, và bé cũng không được phép đi theo bất kỳ ai không đọc được mật mã. Và mẹ cũng lưu ý là hãy nhắc nhở trẻ đọc mật mã này thật nhỏ để những kẻ xấu không có cơ hội nghe lén và biết được điều này.
Xem thêm:
- Kỹ năng làm việc nhóm và các phương pháp phát huy hiệu quả
- Cách đánh số trang word giúp tra cứu thông tin nhanh nhất
8/ Dạy bé không nên tin tưởng người lạ
Bé không được tin lời người lạ, kể cả những người tự nhận là người quen, bạn bè của cha mẹ. Bé phải biết cách để luôn từ chối những người lạ tự nhiên cho quà bánh hoặc rủ bé đi chơi để tránh những trường hợp rủi ro sau đó.
9/ Dạy bé ứng phó với những hành vi bạo lực
Khi bị bạn bè ức hiếp và bắt nạt, bé cần phải làm gì? Thay vì im lặng chịu đựng, bạn cần dạy con biết lên tiếng, vì chỉ khi bé lên tiếng thì gia đình và nhà trường mới có thể tìm được hướng giải quyết thích hợp.
Đặc biệt là khi có bước chuyển đổi tâm lý tuổi dậy thì tầm 10 tuổi trở đi, trẻ rất dễ bị tổn thương và hay giấu kín mọi việc. Vì vậy, bạn hãy luôn nhẹ nhàng hỏi han và quan sát trẻ để hiểu hơn và bảo vệ an toàn cho trẻ trong bất kỳ tình huống nào.
10/ Chỉ ra những nơi có thể bảo vệ an toàn cho trẻ em
Bạn không thể kè kè bên bé suốt ngày, vậy nên việc giúp bé nhận định khu vực nguy hiểm, đồ vật, con vật nguy hiểm cùng những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải là điều vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, bạn hãy hướng dẫn trẻ tìm đến đồn cảnh sát gần nhất, hay những nơi nhà người thân tin tưởng được để đề phòng trường hợp xấu xảy ra.
Đó là 10 trong số vô vàn điều kỹ năng an toàn cho trẻ em mà bạn cần dạy cho bé để con có thể tự bảo vệ mình khi không cho cha mẹ kề bên. Bên cạnh những lý thuyết cơ bản kể trên, bạn có thể đăng ký các lớp kỹ năng để bé có cơ hội được tiếp cận với các bối cảnh diễn tập thực tế, từ đó, bé có thể tự tin hơn khi gặp phải những tình huống thật.
Tổng hợp: kynang247.com