Để có thể trao đổi được nhiều thông tin hơn qua các cuộc hội thoại, người nói cần học cách truyền đạt thông tin. Nhưng bên cạnh đó, người nghe cũng cần phải có những hành vi phù hợp để gia tăng thiện cảm đối với người nói. Vậy nên, kỹ năng lắng nghe là vô cùng quan trọng, cùng tìm hiểu về những nguyên tắc trong kỹ năng giao tiếp và lắng nghe sau đây.
Thế nào là kỹ năng lắng nghe?
Kỹ năng lắng nghe là khả năng tiếp nhận, hiểu được những thông điệp mà người nói muốn truyền tải. Đây là kỹ năng mềm không thể thiếu và cũng là chìa khóa mở ra cánh cửa giao tiếp một cách hiệu quả hơn. Thiếu đi kỹ năng này, những thông điệp truyền đi dễ bị hiểu nhầm.
Nếu như không có kỹ năng này cuộc hội thoại sẽ bị cản trở, gián đoạn, người nói sẽ khó chịu và cho rằng người nghe không chân thành. Việc nghe của chúng ta hoàn toàn thụ động, có thể tiếp nhận bất cứ âm thanh nào. Trong khi đó, việc lắng nghe là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự tập trung, mong muốn hiểu nhiều hơn về những điều mà người nói gửi gắm. Đồng thời, phân tích, đưa ra phản hồi, chia sẻ, lời khuyên chân thành.
Nghe đã là một bản năng, nhưng để có được sự lắng nghe đòi hỏi cần trải qua quá trình rèn luyện trong thời gian dài. Vậy nên, bạn không chỉ cần áp dụng môi trường vào công việc mà còn phải thường xuyên sử dụng trong đời sống hàng ngày với những người thân quen. Kỹ năng lắng nghe sẽ giúp người khác cảm thấy được tôn trọng và đối phương cũng tôn trọng bạn hơn.
Kỹ năng lắng nghe có vai trò gì trong quá trình giao tiếp?
Kỹ năng này rất cần thiết trong cuộc hội thoại, giao tiếp với những vai trò cụ thể đó là:
Không bỏ lỡ những thông tin quan trọng
Trong quá trình giao tiếp, người nghe cần có sự tương tác qua lại với người nói, và sau đó ghi nhớ được những thông tin đối phương đề cập đến. Điều này là rất quan trọng khi người nói đang cố chứng minh, hướng dẫn công việc, quy trình, giải thích hoặc là bạn là người có trách nhiệm truyền đạt những thông tin này cho người khác.
Kỹ năng lắng nghe giúp thêm nhiều kiến thức
Để phục vụ cho học tập và công việc, ứng dụng vào đời sống chúng ta cần phải có những kiến thức cơ bản liên quan. Chính vì thế, có được kỹ năng về lắng nghe là điều rất quan trọng để bạn lưu lại được thông tin, nắm bắt được những kiến thức mới, từ đó ghi nhớ và áp dụng trong tương lai.
Giải quyết vấn đề
Có được kỹ năng này bạn sẽ hiểu và phát hiện được những thách thức, những khó khăn đang gặp phải hoặc những vấn đề trong công việc. Thông qua đó, bạn có thể chia sẻ, nhanh chóng hiểu được những vấn đề đó và tìm ra những giải pháp phù hợp hoặc nhanh chóng tìm ra được giải pháp giải quyết.
Kỹ năng lắng nghe giúp gây dựng niềm tin
Khi đối phương biết rằng họ có thể dễ dàng giao tiếp được với họ mà không bị gián đoạn, hay bị phán xét, can thiệp khi họ truyền đạt thông tin, họ sẽ sẵn lòng chia sẻ và tâm sự với bạn hơn. Điều này là rất hữu ích trong công việc khi bạn gặp gỡ những khách hàng mới, đối tác mới và kết giao được nhiều bạn bè hơn.
Duy trì mối quan hệ tốt đẹp
Việc bạn lắng nghe được những ý kiến tích cực từ người khác sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bạn cần thể hiện được khả năng lắng nghe được những gì mà người khác chia sẻ, quan tâm hơn đến họ và họ sẽ giao tiếp với bạn thường xuyên hơn. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng quan hệ với người khác, bắt đầu dự án nhanh chóng hơn, tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Làm sao để nâng cao kỹ năng lắng nghe?
Để giúp cải thiện được kỹ năng này, bạn cần phải thay đổi những điều nhỏ nhặt nhất, cụ thể:
- Thay đổi thái độ của mình: Lắng nghe là hành động tạo nên sự liên kết cảm xúc giữa người nghe và người nói, gây dựng được thiện cảm với họ. Từ đó, cảm thông hơn với người khác, thấu hiểu họ hơn.
- Thay đổi hành vi: Việc lắng nghe cũng là cách để bạn giải quyết được xung đột tốt hơn, xây dựng được những mối quan hệ lâu bền và tốt đẹp.
- Thay đổi lời nói: Lắng nghe nâng cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn, bạn dễ dàng nắm bắt được những thông tin quan trọng, từ đó nâng cao sự tương tác giữa bạn và đối phương.
Những nguyên tắc vàng cần có trong lắng nghe
Để xây dựng được kỹ năng lắng nghe hoàn thiện, có được quá trình giao tiếp hiệu quả, bạn cần:
Tập trung vào cuộc giao tiếp
Giao tiếp là phương thức 2 chiều, vậy nên bạn không thể tiếp nhận được thông tin truyền tới nếu như không có được sự tập trung cần thiết. Việc bạn thiếu chú ý, tập trung vào những thứ xung quanh sẽ khiến người nói cảm thấy khó chịu, và hiểu rằng bạn không tôn trọng họ. Bạn nên hạn chế những tác động khiến bạn có thể xao nhãng như tắt điện thoại, tìm đến không gian yên tĩnh để trò chuyện.
Không nên ngắt lời
Nhiều người có thói quen ngắn lời, đây chính là biểu hiện họ không có kỹ năng lắng nghe. Để có thể lắng nghe tốt hơn, chủ động hơn, điều kiện đặt ra đó là bạn cần có “khoảng lặng” để đối phương đưa thông tin đến bạn. Hơn nữa, hành động ngắt lời sẽ khiến người khác mất thiện cảm và không muốn tiếp tục cuộc giao tiếp nữa. Bạn hãy đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận, chắc rằng chẳng ai thích nói chuyện với kẻ luôn cướp lời người khác.
Tôn trọng đối phương
Một nguyên tắc rất quan trọng trong lắng nghe là bạn cần phải tôn trọng đối phương. Điều này giúp bạn hiểu hơn được họ, tránh được những hành động sau như nôn nóng, ngắt lời, xao nhãng…Khi họ được tôn trọng, họ sẽ sẵn lòng cởi mở hơn, chia sẻ đến bạn những thông tin cần thiết.
Xem thêm:
- Kỹ năng là gì và làm sao để xây dựng, hoàn thiện kỹ năng?
- Kỹ năng mềm là gì? Tầm quan trọng và đặc điểm thể hiện
Thấu hiểu đối phương
Bởi không phải bất cứ điều gì đối phương cũng chia sẻ với bạn, vậy nên trong cuộc trò chuyện, bạn cần tìm ra được những ẩn ý mà họ muốn gửi gắm. Ví dụ đối phương muốn mời bạn đi ăn, điều này ẩn ý họ đã đói hoặc muốn cùng bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Vận dụng ngôn ngữ hình thể
Trong kỹ năng này, sử dụng ngôn ngữ hình thể cũng rất quan trọng. Ngôn ngữ này cũng là dạng truyền đạt phi ngôn ngữ, trong đó, có bao gồm những cử chỉ, biểu hiện khuôn mặt…Qua ngôn ngữ hình thể, bạn sẽ hiểu được thái độ của người kia có thực sự đang lắng nghe mình không, có chân thành hay không. Bạn có thể biểu hiện sự quan tâm với mỉm cười, gật đầu, giao tiếp thông qua ánh mắt.
Không phán xét
Một nguyên tắc quan trọng cần có trong việc lắng nghe hiệu quả hơn đó là cởi mở hơn, không được lấy quan điểm của mình mà áp đặt lên người khác, nên chấp nhận và nghe quan điểm của người khác. Bạn vẫn có được chủ kiến cá nhân nhưng đôi khi cần hạn chế lại cái tôi để có thể thấu hiểu được người khác hơn và hoàn thiện hơn chính bản thân mình.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết cách đặt câu hỏi trong cuộc hội thoại đồng thời đưa ra được ý kiến cá nhân của mình. Từ đó, người nói sẽ cảm nhận được sự tôn trọng và chân thành của bạn.
Như vậy, kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng vô cùng quan trọng, là phương tiện hiệu quả trong giao tiếp. Có được kỹ năng này giúp bạn xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp và làm việc tốt hơn.