Nghề nào cần kỹ năng thuyết trình là câu hỏi của tất cả những ai đang rèn luyện sự tự tin trước đám đông. Dưới đây là những nghề tốt nhất cho bạn tham khảo.
Phát thanh/ Truyền hình – Nghề nào cần kỹ năng thuyết trình?
Nghề phát thanh viên trên sóng radio hoặc dẫn chương trình trên truyền hình đòi hỏi yêu cầu cao về khả năng ngôn ngữ linh hoạt, chất giọng biểu cảm và sự diễn đạt thông suốt để có thể cung cấp thông tin một cách dễ cảm nhất đến người nghe/người xem.
Tiếp thị/ Bán hàng
Để có thể thuyết phục người mua hàng, nhân viên tiếp thị hoặc bán hàng cần tập luyện trước rất nhiều về thông tin sản phẩm, dịch vụ và đồng thời có kỹ năng diễn đạt trôi chảy như đang trong một buổi thuyết trình tại công ty. Điều này cho thấy sự nghiên cứu kỹ lưỡng về sản phẩm và dịch vụ đang được chào bán nhằm gia tăng mức độ tin cậy của người mua.
Huấn luyện viên – Nghề nào cần kỹ năng thuyết trình?
Có nhiều người nghĩ rằng huấn luyện viên chỉ cần giỏi về kỹ năng chuyên môn chứ không cần diễn đạt tốt nhưng đây là quan điểm khá sai lầm. Người huấn luyện viên cũng cần gây dựng lòng tin và duy trì sự gắn bó của người tập (được hiểu như người mua hàng) bằng việc truyền tải thông tin các bài tập (được hiểu như dịch vụ) một cách chuẩn xác và khiến họ có thể cảm nhận dễ dàng và tốt nhất.
Chăm sóc khách hàng
Bên cạnh kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin, khả năng diễn đạt là một yêu cầu quan trọng với nhân viên chăm sóc khách hàng. Nếu nói vấp váp, không rõ ràng & suôn sẻ, nhân viên chăm sóc khách hàng có khả năng sẽ làm khách hàng cảm thấy mất lòng tin và bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp.
Tổ chức sự kiện – Nghề nào cần kỹ năng thuyết trình?
Trước khi bắt tay vào việc chuẩn bị rất nhiều thứ liên quan đến việc vận hành và sản xuất trang thiết bị phục vụ cho một sự kiện, người làm trong ngành này cần có kỹ năng điễn đạt thật tốt những ý tưởng đến khách hàng nhằm minh hoạ rõ nét những giai đoạn và quá trình một sự kiện sẽ diễn ra như thế nào bởi lẽ những sai sót xảy ra trong sự kiện ở thời gian thực (real-time) sẽ rất khó để sửa chữa hay biện minh.
Giảng viên/ Giáo viên
Là một giảng viên hay giáo viên, để khiến cho các bài học trở nên sinh động, khả năng diễn đạt đầy cảm xúc, giàu năng lượng sẽ là một lợi thế rất lớn và giúp thu hút học sinh, sinh viên trong tiết học hơn rất nhiều.
Nhân viên phòng nhân sự – Nghề nào cần kỹ năng thuyết trình?
Phòng nhân sự luôn là cầu nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên nhằm giải quyết nhiều khúc mắc và các vấn đề phát sinh nội bộ. Để dẫn dắt nhiều tình huống khác nhau, nhân viên phòng nhân sự trước hết cần là người có thể diễn đạt tốt, trôi chảy và thuyết phục để hoá giải những mâu thuẫn hoặc rắc rối giữa các bên.
Phiên dịch viên
Bên cạnh khả năng cung cấp thông tin dữ liệu thật nhanh và chính xác, phiên dịch viên còn được yêu cầu sử dụng tốt kỹ năng diễn đạt để khiến buổi nói chuyện không chỉ đơn giản là những câu dịch xuôi và ngược khô cứng mà còn phải biểu lộ được cảm xúc của người nói trong đó.
Luật sư
Với một nghề nghiệp đòi hỏi nhiều khả năng phân tích logic và xử lý tình huống, luật sư chắc chắn phải là một người có thể diễn đạt tốt cũng như truyền tải nhiều năng lượng tích cực để có thể thuyết phục được những lý lẽ mà mình đưa ra.
3 giai đoạn cần nhớ trong quá trình diễn đạt
Toàn bộ quá trình diễn đạt bao gồm 3 phần: chuẩn bị – diễn thuyết để cung cấp thông tin đến người nghe – theo dõi và đón nhận phản hồi.
Ở phần chuẩn bị
Bạn cần dành thời gian nghiên cứu chủ đề mình sẽ trình bày, phác thảo thông tin trên giấy hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ việc diễn đạt như PowerPoint, Prezi, Powtoon,…
Bạn cũng cần phải chuẩn bị trước những yếu tố hỗ trợ khác như: không gian phòng họp/ nơi thảo luận, máy chiếu (nếu cần), âm thanh, máy tính cá nhân và các thiết bị kết nối khác.
Điều quan trọng nhất là bạn nên luyện tập thật nhiều lần để có được sự tự tin và trôi chảy nhất khi bắt đầu bước vào phần diễn đạt của mình.
Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng quá trình chuẩn bị đòi hỏi bạn làm tốt những điều sau:
– Nghiên cứu thông tin liên quan thật cẩn thận
– Thể hiện các biểu đồ và hình hoạ mô tả được dữ liệu trong bài thuyết trình
– Tìm hiểu trước về người tham gia lắng nghe buổi thuyết trình để có phần diễn đạt phù hợp
– Chia phần thuyết trình thành các đề mục nhỏ và có khoảng nghỉ hợp lý
– Chèn những ví dụ thuyết phục và câu chuyện mô tả sinh động để thu hút người lắng nghe
– Chuẩn bị trước bản in của bài thuyết trình mà không bị lẫn phần ghi chú cá nhân’
Cung cấp thông tin đến người nghe
– Có phần mở đầu thu hút sự chú ý
– Cung cấp được phần tóm tắt ý chính của toàn bộ buổi thuyết trình
– Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp bằng mắt để truyền tải năng lượng và thể hiện sự tự tin
– Biết ngừng lại một chút ở những phần quan trọng
– Điều tiết giọng nói khi cần nhấn mạnh ý
– Dẫn dắt rõ ràng, rành mạch
– Pha chút hóm hỉnh và hài hước trong quá trình diễn đạt
– Trình bày với nhiều nhiệt huyết và minh hoạ sống động
– Biết tóm gọn lại một lần nữa bài thuyết trình ở phần cuối trước khi kết thúc
– Xử lý và dẫn dắt các câu hỏi từ người nghe để làm rõ các ý đã trình bày hơn
Theo dõi và đón nhận phản hồi
Là phần kết quan trọng của buổi thuyết trình, nhằm cho phép bạn duy trì kết nối với người nghe bằng cách thảo luận sâu hơn, thu thập và phân tích nhận xét từ họ. Bạn có thể sử dụng các biểu mẫu đơn giản trên giấy hoặc dưới hình thức điện tử để lưu giữ thông tin người tham dự và tiếp tục giữ mối quan hệ với họ cho nhiều sự kiện khác trong tương lai.
Trên đây là đáp án của câu hỏi Nghề nào cần kỹ năng thuyết trình? Với đáp án này mình hy vọng bạn đã tìm được nghề phù hợp cho bạn.